Yên Châu: Hội thảo tham vấn dự án “Phục hồi đất và cải thiện sinh kế tại Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Sơn La
Thực hiện Công văn số 3736/SNN-TTBVTV ngày 08/10/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc đề nghị phối hợp tổ chức cuộc họp tham vấn cấp huyện, xã. Vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu tổ chức Hội thảo với nội dung “Chia sẻ kiến thức cơ bản về FPIC và tham vấn các bên có liên quan nhằm tiếp nhận các ý kiến phản hồi và sự đồng thuận của địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai dự án”.
Ảnh: Các đại biểu tại buổi Hội thảo
Đại diện Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện chủ trì hội nghị.
Dự hội thảo có lãnh đạo Ủy Ban nhân dân huyện; đại diện các phòng, ban, ngành, các hội, đoàn thể; Lãnh đạo Ủy Ban nhân dân các xã và cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, Tổ chức nông lâm thế giới (ICRAF).
Phát biểu khai mạc, đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT trình bày, chia sẻ kiến thức cơ bản về FPIC và tham vấn các bên có liên quan nhằm tiếp nhận các ý kiến phản hồi và sự đồng thuận của địa phương trong quá trình xây dựng và triển khai dự án.
Ảnh: Tổng quan dự án Restore Việt Nam
Tại Hội thảo đại diện Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) trên diễn đàn trao đổi bối cảnh ra đời phát triển dự án.
Lịch sử chuyển đổi đất đai, phá rừng và làm suy thoái rừng vùng cao và cảnh quan phục vụ cơ sở hạ tầng và nông nghiệp; Tái trồng rừng và giảm phá rừng trong những năm gần đây. Các hoạt động nông nghiệp không bền vững đang diễn ra và làm suy thoái cảnh quan sản xuất (đất, thổ nhưỡng, sinh thái, nước..); Tác động của biến đổi khí hậu: lũ lụt, lở đất, hạn hán ở vùng cao tăng lên về cả tần suất và mức độ nghiêm trọng; Cộng đồng nghèo, dân tộc thiểu số và dễ bị tổn thương ở vùng cao đang phụ thuộc nhiều vào đất đai và tài nguyên thiên nhiên để sinh sống dựa vào nông nghiệp; Có cơ hội thị trường và chính sách cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên để giải quyết các thách thức về khí hậu và đa dạng sinh học như hệ thống canh tác dựa trên nông lâm kết hợp, nhưng cần có hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để đầu tư và mở rộng quy mô.
Đồng chí cho biết thêm, đây là loại dự án phục hồi cảnh quan, nông nghiệp bền vững, sinh kế chống chịu với biến đổi khí hậu. Phát triển dự án Liên minh xanh toàn cầu (GEA); Thời gian thiết kế dự án 07/2024-02/2025, bắt đầu thực hiện dự án 03/2025-12/2029; Địa điểm Sơn La- vùng núi Tây Bắc; Đối tác Chính phủ Cơ quan cấp tỉnh (UBND/Sở Nông nghiệp &PTNT) tỉnh Sơn La. Về đối tác thực hiện là Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức nông lâm thế giới (ICRAF), Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Các đối tác chính Liên minh xanh toàn cầu GEA hỗ trợ các dự án phục hồi môi trường quy mô lớn, các dự án nông nghiệp bền vững, cải thiện đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở quy mô lớn. Phục hồi các vùng đất nông nghiệp, đồng cỏ và rừng bị suy thoái dựa vào thiên nhiên kết hợp với cộng đồng địa phương và các bên liên quan.
Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), SNV là đối tác phát triển toàn cầu. Đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) như: chuyển đổi các hệ thống nông-lương thực, năng lượng và nước để mang lại cuộc sống bền vững và công bằng hơn cho tất cả mọi người.
Đại diện Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) nhận thấy dựa vào khí hậu cùng với sự phát triển mô hình nông lâm kết hợp, mấy năm trở về đây Yên Châu có những vùng tiềm năng phát triển kinh tế về cây ăn quả, dựa vào các mô hình phục hồi hy vọng tương lai không xa, Yên Châu sẽ ngày càng phát triển hơn.
Hệ thống nông lâm kết hợp như cà phê xen canh với các loại cây ăn quả (chanh dây, cam, bưởi, mít, mận, xoài), các loại hạt (mắc ca) và gỗ (tếch) để cung cấp nguồn nước, đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái (chất lượng đất, bảo vệ lưu vực) và lợi ích về các-bon.
Trồng cây (rừng) với việc thành lập các đồn điền cây (diện tích rừng trồng - ví dụ như gỗ tếch, thông và các loài cây khác) trên đất trống/bị suy thoái hoặc đất trồng lúa/ngô trên vùng cao để tăng độ che phủ của cây, tăng khả năng cô lập carbon và cung cấp các chức năng dịch vụ hệ sinh thái trên khắp các cảnh quan của dự án.
Tại một số xã vùng cao như Phiêng Khoài, Lóng Phiêng, Yên Sơn (huyện Yên Châu) phát triển các vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (ví dụ như mận hậu, nhãn, cam, chanh leo v.v.), dọc QL6 mô hình trồng cây ăn quả cũng được nhân rộng tại các xã Chiềng Pằn, Tú Nang, Chiềng Hặc (xoài, bưởi, thanh long, mít thái, dưa lê, dưa hấu...) để hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương đồng thời tăng độ che phủ của cây trên khắp các cảnh quan mục tiêu.
Ảnh: Mô hình trồng cam tại bản Yên Thi, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu không những mang lại lợi ích kinh tế còn phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Làm giàu rừng như trồng các loài cây bản địa để cải thiện kết nối môi trường sống và làm rõ ranh giới tại giao diện trang trại-rừng nhằm tăng cường bảo tồn và bảo vệ rừng tự nhiên.
Mục tiêu chính của dự án không chỉ riêng vùng Tây Bắc của Sơn La mà cả Lâm Đồng-Tây Nguyên sẽ khôi phục 26,505 ha đất nông nghiệp bị thoái hóa và 3,156 ha đất lâm nghiệp bị thoái hóa mang lại lợi ích sinh kế cho 21,000 hộ nông dân và lợi ích kinh tế bổ sung cho người dân yếu thế trong cộng đồng địa phương trồng trên 16 triệu cây và hỗ trợ quản lý lâu dài.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia thảo luận để làm rõ phạm vi dự án, hoạt động, rủi ro khi triển khai dự án. Thông qua Tổ chức nông lâm thế giới (ICRAF) đưa ra các tiêu chí lựa chọn hộ qua các biểu mẫu do đại biểu tham dự Hội thảo lựa chọn để hỗ trợ dự án.
Phát biểu bế mạc, đồng chí lãnh đạo huyện nhấn mạnh nền tảng thành công của dự án để hướng đến mục tiêu đáp ứng các hệ thống canh tác có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cung cấp nhiều loại sản phẩm có nhiều lợi nhuận kinh tế đa dạng hơn và cải thiện sinh kế của những nông hộ nhỏ vùng nông thôn Yên Châu, thông qua phát triển chuỗi giá trị dựa trên thị trường và hài hòa xã hội./.